Quy trình xử lý nước thải cho một hệ thống xử lý cơ bản

0

Chúng ta đều hiểu xử lý nước thải là quá trình xử lý nước sau khi chúng ta sử dụng hoặc thông qua quá trình sản xuất. Vậy chúng ta có biết một quy trình xử lý nước thải của một hệ thống thông thường hoạt động như thế nào không? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những công đoạn thường dùng trong khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.

sơ đồ các công đoạn xử lý nước thải cơ bản
Sơ đồ mô tả công đoạn xử lý nước thải cơ bản

Công đoạn 1: Xử lý sơ bộ

– Song chắn rác: đây là bộ phận giúp chắn lại các tạp chất có dạng to như: giấy, rác, túi nilông, chai nhựa… và các tạp chất lớn khác có trong nước thải. Song chắn rác thủ công thường gây ra hiện tượng tắc nghẽn do lượng rác bị quá tải dẫn đến, nếu không thường xuyên lấy rác. Để khắc phục hiện tượng này, chúng ta sử dụng hệ thống trục vớt hoặc máy nghiền rác.

– Bể lắng cát: tác dụng của bể là dùng để lắng các hạt cát vô cơ xuống. Nếu như không có công đoạn này thì cát có thể gây ảnh hưởng xấu như là làm cho ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm dễ hư hỏng.

– Tuyển nổi 1: trong hệ thống xử lý nước thải tuyển nổi giúp loại bỏ các tạp chất nhẹ hơn lơ lửng và nén bùn cặn, giúp khử hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho sục khí ozon vào. Lớp bọt khí kết dính các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên mặt nước. Sau đó chỉ cần loại bỏ lớp bọt trên bề mặt là được.

– Bể lắng 1: đây là phương pháp đơn giản nhất, chỉ cần cho các vật thể rắn không thể hòa tan trong nước lắng xuống đáy là có thể tách ra.

Nước thải được đưa về các bể chứa xử lý sơ bộ công đoạn 1
Nước thải được đưa về các bể xử lý

Công đoạn 2: Xử lý phân hủy sinh học kỵ khí

Kỵ khí là một phản ứng sinh hóa phức tạp được thực hiện bởi một số loại vi sinh vật trong môi trường gần như không có oxy. Trong quá trình này, một loại khí chủ yếu gồm khí methane và carbon dioxide, cũng được gọi là khí sinh học, được sản xuất. Tuy nhiên để cho các vi sinh vật sống và hoạt động phân hủy chất hữu cơ được tốt nhất cũng cần phải xem xét tới nhiều yếu tố.

Công đoạn 3: Xử lý phân hủy Ozone

Là một trong những phương pháp oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes-AOPs). Sau khi qua 2 công đoạn trên, chúng ta đã xử lý được nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Nhưng với các loại nước thải ô nhiễm có các chất khó phân hủy, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…, thì vi sinh hầu như không xử lý được. Do đó, công đoạn 3 sử dụng phương pháp oxy hóa nâng cao và một trong những chất oxy hóa thường được sử dụng là Ozone.

Công đoạn xử lý phân hủy Ozone
Bể xử lý công đoạn xục khí ozone

Ưu điểm của Ozone là một chất oxy hóa mạnh và giá thành rẻ.

Công đoạn 4: Tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp

Sau khi đã qua các công đoạn trên thì nước thải vẫn chưa hoàn toàn đạt tiêu chuẩn đầu ra môi trường. Chính vì thế mà cần thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và bể lắng thứ cấp. Nguyên lý hoạt động của nó tương tự như tuyển nổi 1 và bể lắng 1.

Công đoạn 5: Xử lý và tái sử dụng bùn thải

Bùn thải sinh ra trong quá trình xử lý nước thải chủ yếu ở bể lắng 1, bể phân hủy sinh học và bể lắng 2. Lượng bùn được hút ra bên ngoài bằng máy bơm. Việc xử lý và tái sử dụng lượng bùn thải ra là vô cùng cần thiết, tránh gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất nếu chúng ta không xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường.

Bùn sẽ được phân tách và chia thành 2 dạng cơ bản: vô cơ, hữu cơ. Phần bùn vô cơ sẽ được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng. Phần hữu cơ sẽ được xử lý để tách riêng các kim loại nặng với phần bùn hữu cơ sạch. Bùn hữu cơ sạch được tận dụng để sản xuất phân  phục vụ cho việc trồng cây và cải tạo đất nông nghiệp. Còn đối với phần bùn kim loại nặng sẽ được hóa rắn và tiến hành chôn lấp.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành toàn bộ quy trình của một hệ thống xử lý nước thải cơ bản nhất. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về cách thức xử lý nước thải hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0989079105.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TƯ VẤN MIỄN PHÍ