Mẫu báo cáo quan trắc môi trường định kỳ mới nhất

0

Công ty cổ phần  EJC với 6 năm kinh nghiệm về lĩnh vực quan trắc môi trường, chuyên tư vấn làm hồ sơ, thủ tục, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho các doanh nghiệp mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng, dịch vụ của chúng tôi luôn uy tín và chất lượng. Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo VIMCERTS 215

cap-nhat-mau-bao-cao-quan-trac-moi-truong-dinh-ky-moi-nhat

Môi trường hiện nay ở nước ta đang bị đe dọa bởi nhiều tác động từ con người, chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất của con người có phát sinh chất thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì thế, để đảm bảo môi trường sống của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa chung tay góp phần bảo vệ môi trường, đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta.

Công việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hiện nay của các doanh nghiệp là điều cần thiết và bắt buộc. Vậy báo cáo đó là gì? Cơ quan nào tiếp nhận? Viết theo mẫu nào thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp các thắc mắc cho Quý doanh nghiệp

cap-nhat-mau-bao-cao-quan-trac-moi-truong-dinh-ky-moi-nhat

Vậy chúng ta hiểu báo cáo quan trắc môi trường là gì?

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là một trong những hồ sơ pháp lý để doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp và chịu sự theo dõi của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm quyền lợi của chính công ty.

Nơi tiếp nhận báo cáo quan trắc môi trường

Đối với các cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (đề án bảo vệ môi trường chi tiết) nộp Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với các cơ sở thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường (đề án bảo vệ môi trường đơn giản) nộp Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp Quận (huyện).

Vì sao phải báo cáo quan trắc môi trường?

Việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi quan trắc số liệu của đơn vị mình, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường,giúp cho mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc bảo vệ môi trường và góp phần ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHÂN VIÊN TƯ VẤN GỌI LẠI CHO BẠN


Báo cáo quan trắc môi trường viết theo mẫu nào?

Mẫu Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được viết theo mẫu A1 Phụ lục V của Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

cap-nhat-mau-bao-cao-quan-trac-moi-truong-dinh-ky-moi-nhat

Bìa báo cáo quan trắc môi trường

Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

– Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.

– Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

– Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

– Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

– Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.
– Bước 2: Xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,… phát sinh.
– Bước 3: Thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;
– Bước 4: Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động
– Bước 5: Tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
– Bước 6: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
– Bước 7: hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT

– Bước 8: Gửi ký hồ sơ cho chủ doanh nghiệp
– Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường

Trích dẫn từ thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về tần suất thực hiện báo cáo số liệu quan trắc môi trường như sau:

  1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về các thủ tục và mẫu báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được cập nhật mới nhất . 

lien-he-tu-van

0989 079 105