1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt?
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, nhưng để lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của Doanh Nghiệp chúng ta cần quan tâm tới các tiêu chí sau:
– Thiết bị sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt;
– Hiệu suất xử lý của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt;
– Chi phí đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt;
– Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;
– Tuổi thọ của công trình xử lý nước thải sinh hoạt.
2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần EJC
Để xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn đầu ra theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Công ty Cổ phần EJC xin đưa ra một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay như sau:
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT AO
Hình 1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AO
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AO là quá trình xử lý sinh học sử dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau (như vi sinh vật thiếu khí – vi sinh vật thiếu khí) để xử lý nước thải do vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Công nghệ AO trong xử lý nước thải sinh hoạt được coi là công nghệ xử lý nước thải ưu việt nhất hiện nay và được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải sinh hoạt với những ưu điểm như sau:
– Xử lý triệt để đồng thời hàm lượng chất hữu cơ BOD và chất dinh dưỡng N, P.
– Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp.
– Hệ thống vận hành ổn định, tự động hóa cao.
– Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thấp.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
Công nghệ MBBR được xem là công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay vì những ưu việt mà công nghệ mang lại.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển.
Hình 2. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBBR
Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBBR là các hạt giá thể có tỷ trọng nhỏ hơn nước nên luôn lơ lửng và xoay chuyển liên tục trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Các chủng vi sinh có khả năng phân hủy chất hữu cơ neo bám và sinh trưởng trên bề mặt các hạt giá thể. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước.
Đây là một công nghệ mới, với nhiều ưu điểm như:
– Tiết kiệm năng lượng;
– Vận hành dễ;
– Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp;
– Hiệu quả xử lý BOD cao;
– Thuận lợi khi nâng cấp quy mô, công suất của hệ thống;
– Ít chiếm diện tích, ít phát sinh bùn;
– Mật độ vi sinh dày đặc, nhiều hơn các công nghệ khác;
– Kiểm soát hệ thống dễ dàng.
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ là hiệu quả xử lý phụ thuộc vào lượng vi sinh vật bám vào giá thể và độ dày của lớp màng biofilm.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MBR (Membrane Bio-Reactor)
Công nghệ MBR là sự phát triển vượt bậc của các nhà khoa học nghiên cứu về màng lọc trong thế kỷ XXI. Công nghệ MBR sử dụng một màng lọc có kích thước lỗ màng < 0.2 µm đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường nhưng bể lọc màng MBR không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng. Quá trình loại bỏ bùn vi sinh nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh, cặn lơ lửng và các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.
Hình 3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR
Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR ngày càng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý nước thải. Tuy nhiên, giá thành màng lọc khá cao dẫn tới sự hạn chế của công nghệ trên đối với các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ