1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là hình thức báo cáo kết quả chất lượng hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. (Cơ quan tiếp nhận báo cáo giám sát môi trường: Phòng TNMT quận huyện, Sở TNMT và cơ quan thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.)
– Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ chính là kết quả của quá trình giám sát môi trường.
2. Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường?
Căn cứ để thực hiện việc Giám sát môi trường định kỳ:
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/4/2015
– Nội dung “Chương trình quản lý và giám sát môi trường” của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc “Bản kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “Đề án bảo vệ môi trường” hoặc “Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường”, để xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát.
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ giúp cho công ty có thể theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường. Thường xuyên kiểm tra so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.
3. Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
– Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Là các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.
4. Tần suất lập báo cáo giám sát môi trường:
– Giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần
– Giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần
Tùy theo cơ quan chức năng của mỗi nơi quy định mà thời gian và tần suất nộp báo cáo giám sát môi trường khác nhau, có thể 2 lần/ năm hoặc 1 lần/ năm.
5. Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường:
Bắt đầu tiến hành xây dựng hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã có giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh.
6. Quy trình Lập báo cáo giám sát môi trường
– Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu , thu thập thông tìn tài liệu của dự án (1 ngày).
– Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn gây ô nhiễm (1 ngày).
– Bước 3: Chờ kết quả phân tích và ghi nhận vào báo cáo (7 ngày).
– Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường (2 ngày).
– Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư xem và ký (1 ngày).
– Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư (1 ngày). Bàn giao cho khách hàng.
Tổng thời gian thực hiện là 13 ngày, không tính thời gian khách hàng cung cấp tài liệu, đọc và ký báo cáo.
7. Hồ sơ
– Hiện trạng hoạt động của công ty.
– Tính chất và quy mô của công ty.
– Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu.
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã có của công ty hoặc báo cáo giám sát môi trường kỳ trước đó.
– Các văn bản liên quan ( hợp đồng chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, hóa đơn điện, nước…).