Đối với sinh viên thì việc làm là vấn đề stress nhất khi đã là sinh viên năm cuối. Hầu hết các trường Đại học thì tháng 7 là thời gian ra trường và nhận được bằng tốt nghiệp Đại học. Làm thế nào để ra trường có việc và có việc đúng chuyên ngành mình học? Làm thế nào có thể cạnh tranh với hàng nghìn sinh viên cùng tốt nghiệp ra trường ? Họ học trường “ lớn” mình học trường “nhỏ” họ hơn mình cái gì?
EJC xin mách các bạn sinh viên năm cuối ngành môi trường 1 số giải pháp như sau:
1. Xác định đúng công việc phù hợp với sở trường của mình
Môi trường có 1 số công việc cho các bạn như sau:
+ Tư vấn môi trường ( Viết các loại báo cáo ĐTM, KHBVMT, Đề án….) Công việc này phù hợp với các bạn có khả năng tư duy logic tốt. Có kỹ năng tổng hợp để biến thông tin thành báo cáo. Các bạn đi theo mảng này cần kỹ năng thuyết trình tốt ( để bảo vệ)
+ An toàn sức khỏe – môi trường (Các bạn cần có kỹ năng tốt để xin việc vào các cty và tập đoàn lớn. Đa phần người ta cần vị trí này là kinh nghiệm. Có ngoại ngữ là một lợi thế cực lớn)
+ Thiết kế thi công, vận hành hệ thống xử lý môi trường (99% cần nam có sức khỏe và có khả năng làm về điện, hàn,…. hoặc nếu không có khả năng thì ít nhất cũng có khả năng học về cái ấy)
+ Quản lý nhà nước về môi trường (Cái này không có gì để nói nhé)
+ Sale: Cái mảng này anh chị em ngành môi trường đa phần không thích thú. Sinh viên ngành môi trường đôi khi nghĩ bán hàng là thấp kém và ngại khi đem 1 cái gì đó ra bán. Cái đó có thể là dịch vụ tư vấn, bán thiết bị, bán hóa chất…. ngành môi trường. Công việc ít người chọn lựa nhưng chiếm đến 90% thành công của 1 doanh nghiệp. Đương nhiên theo cái này thì tiền kiếm được sẽ nhiều nhất trong tất cả các vị trí công việc. Bạn nào giao tiếp tốt, thích đi “ra ngoài” thì công việc này phù hợp với bạn.
+ Quan trắc, phân tích môi trường: Phù hợp với các bạn đam mê việc phân tích và lấy mẫu số liệu. Đối với quan trắc môi trường cần phải đủ sức khỏe để trèo và mang vác đồ lên các ống khói, phải biết bơi để lấy mẫu nước mặt.
Bạn phải lựa chọn về sở trường của mình thì mới có thể cạnh tranh được sở đoản của người khác. Hãy suy nghĩ thật kỹ vấn đề này trước khi chọn việc.
2. Xin việc khi chưa có bằng
Ở giai đoạn này, một số công ty chấp nhận các bạn sinh viên chưa có bằng vào làm việc. Khi bạn có thể xin việc khi chưa có bằng thì bạn sẽ loại hết được các bạn khác đợi bằng rồi mới đi xin việc. Bạn vừa có việc, vừa không phải gia đình nuôi. Nhất cử lưỡng tiện. Vấn đề này phù hợp cho các bạn có cá tính, hoạt bát, nhanh nhẹn. Với các bạn chưa được tuyển thì học việc trong giai đoạn này là hợp lý. Một số công ty chấp nhận cho sinh viên học việc. Họ dạy cho sinh viên kiến thức thực tế, bù lại họ sẽ có sức khỏe và sự nhiệt tình của sinh viên. 2 bên đều có lợi
3. Tìm ra điểm khác biệt của mình và ứng viên khác
Những câu trả lời chung chung trong phỏng vấn không đem lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng như: Em có khả năng làm việc trong môi trường áp lực, em có khả năng làm thêm giờ…… Nhà tuyển dụng họ quan tâm “ Em đã làm được việc gì mà người khác không làm được trong quá khứ? Tại sao công ty nên tuyển em mà không tuyển ứng viên khác…..”
4. Tập trung vào công ty mình thật sự muốn xin vào
Thay bằng việc gửi hồ sơ đi khắp các cty và chẳng quan tâm họ muốn gì thì hãy tập trung vào một vài công ty mình thực sự muốn làm. Tìm hiểu về họ và văn hóa của họ. Nếu tính cách của mình phù hợp với văn hóa của họ thì sẽ dễ thành đối tác của nhau. Quan điểm con người trong tuyển dụng tương đối giống nhau – tuyển theo kiểu “mày giống tao”. Sếp tuyển dụng thường tuyển thằng giống mình. Cố gắng tìm hiểu ai là người tuyển dụng của công ty
Trên đây là một vài hướng EJC tư vấn cho các bạn sinh viên sắp ra trường. Chúc các bạn sinh viên ra trường tìm được công việc ưng ý.
Ông: Nguyễn Minh Quang – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần EJC chia sẻ