Những Đổi Mới Trong Nghị định 136/2018/NĐ-CP về Điều Kiện Kinh Doanh Tài Nguyên Môi Trường

0

Gần đây Nghị định 136/2018/NĐ-CP đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là những đối tượng đã và đang chuẩn bị hành nghề kinh doanh tài nguyên môi trường. Để có thể hiểu rõ hơn về những sửa đổi trong nghị định này, thì có lẽ bạn cần phải đối chứng và so sánh giữa nghị định mới và nghị định cũ. Theo đó, bạn mới có thể tìm ra được những sự đổi mới trong nghị định. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những sự đổi mới trong nghị định này, thì chắc chắn một điều là bạn không thể bỏ lỡ qua bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi

nghi-dinh-136-2018-nd-cp

Vậy Nghị định đã thay đổi những hạng mục địa phận nào

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2018, Chính phủ đã chính thức ban hành nghị định 136/2018/NĐ-CP, sau khi trải qua quá trình sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Trong Nghị định, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi và bãi bỏ một số điểm một số phần tại các điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Nghị định này đã được sửa đổi và bổ sung ở nghị định 01/2017/NĐ-CP. Trong đó một số điều khoản đã bị thay đổi như sau:

  • Đã sửa đổi điều 5a về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tiến hành thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.
  • Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 điều 5b về điều kiện của tổ chức và cá nhân hoạt động xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
  • Sửa đổi điểm b khoản 1 điều 10 về điều kiện của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn lập quy định và kế hoạch sử dụng đất đai.
  • Bãi bỏ điểm a khoản 3 điều 5 b gạch đầu dòng thứ 3 Điểm a khoản 5 điều 5 b và điểm a khoản 2 điều 10.

Vậy nghị định về điều kiện kinh doanh tài nguyên môi trường chính phủ đã sửa đổi như thế nào

Để có thể biết một cách cụ thể nhất về các điều khoản mà Chính phủ đã tiến hành sửa đổi. Thì chúng ta sẽ tiến hành điểm qua các điều khoản đã bị thay đổi trong nghị định 136/2018/NĐ-CP như sau:

Thay đổi về điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất

Nghị định 136 quy định cá nhân chỉ được phép hành nghề tư vấn xác định giá đất trong tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Phải có chứng chỉ định giá đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai
  • Phải có thẻ thẩm định viên về giá hoặc chứng chỉ định giá bất động sản.
  • Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng về việc định giá đất đai theo chương trình bồi dưỡng về định giá đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Ngoài ra nghị định 136 cần đề cập việc cá nhân được cấp chứng chỉ định giá đất phải có đủ các điều kiện như sau:

  • Cá nhân phải có trình độ từ đại học trở lên top các chuyên ngành về quản lý đất đai, bất động sản, địa chính, vật giá, kinh tế, thẩm định giá, tài chính, kiểm toán, kế toán, kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật, luật.
  • Đã có thời gian công tác thực tế theo các chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên, sau khi có bằng tốt nghiệp chuyên ngành được quy định tại điểm a khoản này, tính đến thời điểm nộp hồ sơ để đề nghị cấp chứng chỉ định giá đất.
  • Phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành các khóa học bồi dưỡng về định giá đất theo các chương trình bồi dưỡng về định giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Điều kiện để được cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất

Đối với tổ chức cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có các điều kiện như sau:

  • Phải có quyết định về thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các nhóm cá nhân, gia đình được cơ quan thẩm quyền cấp.
  • Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất theo quy mô nhỏ

Người hành nghề phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Trung cấp trở lên và thuộc các ngành địa chất như: địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình hay địa kỹ thuật. Phải thuộc chuyên môn về khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc thợ 3/7 hoặc tương đương trở lên, đã từng trực tiếp tham gia vào thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất.

Đối với trường hợp không có một trong các văn bằng được quy định nêu trên, thì phải trực tiếp thi công ít nhất 5 năm công trình khoan nước dưới đất.

b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:

Phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đối tượng đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hợp đã chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3 trên 1 ngày trở lên.

c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn

Phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành về địa chất, khoan. Đã trực tiếp tham gia lập đề án và báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác. Hoặc đã chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng 3000m3/ ngày đêm trở lên.

Đối với cán bộ chuyên môn tham gia thực hiện đề án, báo cáo, dự án phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đối với đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước thì phải có cơ cấu chuyên môn đáp ứng được theo quy định tại điều 6. Người được giao phụ trách kỹ thuật phải đáp ứng được theo quy định tại điều 7 của Nghị định.
  • Đối với việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước, thì phải có cơ cấu chuyên môn đáp ứng được theo quy định tại điều 8 của Nghị định.

Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức tham gia thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy định tài nguyên nước

Theo quy định các cán bộ được đào tạo các chuyên môn ngành liên quan đến nước, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước), nước dưới đất (bao gồm: địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật). Môi trường (bao gồm: khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường).

Quản lý tài nguyên nước hoặc các chuyên ngành đào tạo khác có liên quan đến tài nguyên nước. Cơ cấu các cán bộ chuyên môn phải phù hợp với nội dung cụ thể của từng đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, cũng như dự án lập quy hoạch tài nguyên nước.

Sửa đổi điểm b, khoản 1, điều 7 như sau:

Kinh nghiệm công tác phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước. Hoặc đã tham gia thực hiện ít nhất 2 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước.

Sửa đổi điểm b, khoản 2, điều 7 như sau:

Kinh nghiệm công tác phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước. Hoặc đã từng tham gia thực hiện ít nhất 3 đề án, dự án điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước.

Sửa đổi khoản 1, điều 8 như sau

Các cán bộ chuyên môn phải được đào tạo các chuyên ngành được quy định tại khoản 2 của điều này.

Sửa đổi khoảng 3, điều 8 như sau

Về kinh nghiệm công tác người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo phải trực tiếp tham gia lập ít nhất 3 đề án báo cáo.

Sửa đổi khoản 2, điều 9 như sau

Kinh nghiệm công tác là người đã phụ trách kỹ thuật của ít nhất 5 năm đề án báo cáo

Sửa đổi điểm d khoản 1 điều 14 như sau

Đối với khoan thăm dò khoáng sản độc hại phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là các cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất một đề án thăm dò khoáng sản độc hại. Hoặc là đã từng làm chủ nhiệm một đề án thăm dò khoáng sản từ khi lập đề án đến khi lập báo cáo kết thúc đã được cấp trên phê duyệt.

Sửa đổi khoản 3 điều 14 như sau

Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản thì chỉ được đảm nhiệm chức trách tối đa hai đề án thăm dò khoáng sản

Điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Theo quy định tại điều 9 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế thải cùng các yêu cầu kỹ thuật quy trình quản lý có liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại gồm

  • Các phương tiện, thiết bị lưu trữ vận chuyển về xử lý chất thải nguy hại kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và quy trình quản lý được quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo nghị định.
  • Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh được kết nối với mạng thông tin trực tuyến để có thể xác định được vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển.
  • Một phương tiện hoặc thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt hoặc đường hàng không.
  • Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở nơi xử lý chất thải nguy hại và trạm trung chuyển phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình quản lý được quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo nghị định.
  • Các tổ chức cá nhân đăng ký giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải lập các bạn hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn được quy định tại khoản 6, 7, 8 điều 9 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Chất thải và phế liệu phải có kích thước phù hợp và được lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển.

Ngoài ra nghị định còn bãi bỏ khoản 4 và khoản 5, điều 5, điều 10, điều 15, điều 26, điều 27, điều 28, điều 29 và điều 30.

Trên đây là những thay đổi mới nhất của Nghị định 136/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh tài nguyên môi trường. Với những thay đổi trong nghị định này vừa góp phần giảm chi phí, thời gian lại đảm bảo được cho chất lượng của ngành nghề được phát triển.